Đường vào nghề bếp: (phần 01) Bỏ mối Hải sản

theo quan niệm của cha ông ta các Cái nghề thường sẽ đi liền cái nghiệp và mỗi nghề cần có một cái duyên để đến được với nghề và “sống chết” được với nghề đó. Sau đây tôi sẽ kể bạn nghe Đường vào nghề bếp của tôi.

Đường vào nghề bếp: (phần 01) Bỏ mối Hải sản

Ấy là một buổi chiều tháng 11, tôi không nhớ chính xác ngày nào, tôi nhập môn nghề bếp.

Đó là một công việc mà bố tôi coi khinh, nhiều người coi khinh, nhưng có hề gì, quan trọng là tôi thích. Nghĩa là sau khi trượt đại học với một số điểm khá cao, tôi chán nản và cáu gắt, nhưng chưa suy sụp. Mẹ tôi chỉ biết buồn, bố tôi chỉ biết trách, còn tôi thì cười nhạt, chẳng có gì rõ rệt.

Gì tôi, một người phụ nữ từng trải, tay trắng làm nên, có lẽ đoán được những điều sẽ tới nên mời tôi vào chơi nhà gì ở trong Gia Lai. Tôi phải tô đậm và in nghiêng chữ mời, bởi vì nó đúng là tôi được mời, nhưng sự thực thì gì tôi đã tính toán để kéo tôi ra khỏi sự suy sụp hoặc bất cần của chính bản thân mình trong tương lai gần. Điều ấy sau này tôi mới nghiệm ra.

Đường vào nghề bếp phần 1 - bỏ mối hải sản
Đường vào nghề bếp phần 1 – bỏ mối hải sản

Gi tôi có một cơ sở bỏ mối hải sản đông lạnh ở trong Gia Lai, nhập Hải sản đông lạnh từ Sài Gòn và bỏ cho các nhà hàng, quán ăn trong tỉnh và cả Kon Tum. Ngày ấy mới có Sapa Na Uy, cá hồi, cá trứng Nhật Bản… rồi thì bọ cạp, dế cơm… đủ cả. Dân nhậu thích, đám cưới cũng chuộng nên việc làm ăn cũng khấm khá.

Chơi vài ngày thì chán, tôi bắt đầu phụ giúp gì trong công việc, đầu tiên là nghe điện thoại, đi giao hàng, thu tiền, tới nữa là lên kế hoạch nhập hàng, mở rộng các mối quan hệ làm ăn. Bên cạnh đó gì chỉnh sửa tôi trong lời ăn tiếng nói, cách suy nghĩ và ứng xử trong công việc, trong cuộc sống.

Qua hơn một năm, khi tôi không còn chút áy náy gì về chuyện học và thi nữa, gì tôi hỏi: “Con muốn làm gì”. Rồi tất cả các công việc thu nhập khá của thời đó đều được gì tôi đưa ra: nhôm kính, sửa chữa điện thoại, sửa xe máy… Gì nói: “học nghề để biết, biết để kinh doanh”. Gì tôi thích kinh doanh, máu làm ăn nhưng phải gánh vác quá nhiều cho giang sơn nhà chồng, các anh chị em, cháu của chú tôi, lại xuất phát điểm từ hai bàn tay trắng nên dù cố thì kinh tế cũng chỉ là khá giả, chưa thể gọi là giàu. Gì tôi có lẽ vẫn còn chút gì đó chưa bằng long và muốn gửi gắm hy vọng vào tôi. Còn các em tôi (3 đứa), gì bảo: “tụi nó quen có chú gì lo mọi việc rồi, chưa bao giờ phải lo nghĩ, không làm được”.

Đường vào nghề bếp phần 1 - bỏ mối hải sản
Đường vào nghề bếp phần 1 – bỏ mối hải sản

Tôi nói với gì là thích nghề bếp, bởi vì tôi muốn mở nhà hàng, muốn kinh doanh hàng ăn. Sau hơn một năm kèm cặp, ngoài kiến thức, cách ứng xử, tôi nhiễm luôn máu kinh doanh của gì. Mà chắc là gì tôi cũng muốn thế. Gì bảo: “Con vô Sài Gòn, chịu khó học, về mình mở quán ăn, ngon rồi thì mở nhà hàng”.

Tôi bỏ hàng và quen với rất nhiều đầu bếp ở Gia Lai, nhưng tôi biết gì muốn tôi vô Sài Gòn vì thực phẩm từ đó chuyển về, văn hóa ẩm thực cũng bị ảnh hưởng một phần từ Sài Gòn. Vả lại cái tiếng học nghệ từ Sài Gòn nghe cũng oai. Nói thế chứ rồi các bạn sẽ thấy tôi học hành và làm nghề gian khổ như thế nào.

Đường vào nghề bếp phần 1 - bỏ mối hải sản
Đường vào nghề bếp phần 1 – bỏ mối hải sản

Hai tháng sau, thông qua sự giới thiệu của một mối bỏ hàng hải sản trong Sài Gòn, tôi quen một bếp trưởng, chính là sư phụ của tôi sau này. Ông đồng ý nhận tôi, ba tháng đàu học việc không lương. Tôi gật đầu, vì nghề bếp bao ăn ở, tiền tiêu vặt thì trước khi đi gì đã lập cho tôi cái thẻ ATM và gửi vào đó một triệu, ấy cũng là năm đầu tiên thẻ này xuất hiện. Vậy ra tôi cũng là một phụ bếp ra dáng lắm.

Tạm biệt phố núi tôi bắt đầu con đường học nghề, một đam mê, một thử thách, một công việc: nghề bếp.

Đón xem tiếp phần 2 tại Imonanngon nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *